Tạp chí xã hội Podcast By RFI Tiếng Việt cover art

Tạp chí xã hội

Tạp chí xã hội

By: RFI Tiếng Việt
Listen for free

About this listen

Những vấn đề xã hội Việt Nam và trên thế giới qua lăng kính RFI

France Médias Monde
Social Sciences
Episodes
  • Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai tiểu thuyết hóa những số phận bị bỏ quên trong chiến tranh Việt Nam
    Jul 2 2025
    Với ngòi bút thấm đẫm chất thơ trong từng câu văn, Nguyễn Phan Quế Mai đã đưa hai sáng tác đầu tay của mình ra thế giới qua hai cuốn The Mountains Sing và Dust Child, được viết bằng tiếng Anh và được dịch ra hơn 20 thứ tiếng. Lối kể chuyện giản dị nhưng có chiều sâu nhân văn của nữ tác giả người Việt, trong việc khơi dậy ký ức tập thể về chiến tranh Việt Nam đã được đánh giá cao trên văn đàn quốc tế. “Nếu những câu chuyện của chúng ta còn được kể lại, thì ta sẽ không chết dù thân xác có tan biến khỏi mặt đất này.” Đó là những dòng đầu tiên trong cuốn The Mountains Sing (Sơn Ca) của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai nhắc nhớ rằng: ký ức là một hình thức tồn tại. Khi những câu chuyện còn được lắng nghe, quá khứ vẫn có thể sống tiếp, chính văn chương, là cây cầu kết nối hai điều đó. Trong hai cuốn tiểu thuyết đầu tay của The Mountains Sing (Sơn Ca) và Dust Child (Bí mật dưới tán cây bồ đề), được viết bằng tiếng Anh, Nguyễn Phan Quế Mai trao lại tiếng nói cho những con người từng bị lịch sử bỏ quên: những phụ nữ, nông dân, trẻ em lai, cựu chiến binh. Chị viết về những vết thương mà chiến tranh để lại, nhưng đồng thời cũng viết về những mảng ký ức của những cá nhân, đại diện cho cả tập thể, được truyền lại, viết về sức mạnh của lòng kiên cường và hành trình đi tìm công lý. Về cuốn Sơn Ca, một câu chuyện nhiều lớp nhiều tầng, kể về nhiều thế hệ gia đình nhà họ Trần, Oprah Magazine nhận xét nữ tác giả người Việt, là một « thi sĩ gợi dậy lịch sử và định mệnh qua một thiên truyện lấp lánh ánh sáng, vang vọng qua nhiều thế hệ, nơi một gia đình đối diện với những vết hằn tinh thần còn in đậm sau chiến tranh. » Đọc thêmNhững gương mặt Việt Nam nổi bật trên văn đàn người Mỹ gốc Á Trang Washington Post đưa cuốn The Mountains Sing vào danh sách các tác phẩm không thể bỏ lỡ, vì « mang khí chất của một bậc thầy kể chuyện, trầm tĩnh, chặt chẽ, nhưng vẫn chất chứa hồn thơ, đầy nhạy cảm, tinh tế, và vang vọng ». The New York Time thì coi đó là « một bản trường ca gia đình ám ảnh, nơi những tiếng nói từng bị lịch sử bỏ quên, đặc biệt là tiếng nói của những người mẹ, người chị, được đặt ở vị trí trung tâm, với tất cả vẻ đẹp mong manh và sức mạnh bền bỉ ». Cuốn Sơn ca, bản dịch sang tiếng Pháp Pour que les montages chantent vừa đoạt giải Tiểu thuyết hay nhất Do độc giả của NXB Points bình chọn. Ngoài ra, cuốn thứ hai Dust Child - Là où fleurissent les cendres, vế số phận của những đứa con lai tại Việt Nam, cũng đoạt giải Tác phẩm Văn học nước ngoài được đánh giá cao nhất trong 12 tháng qua tại Pháp, trong khuôn khổ giải Créteil en Poche 2025, hội sách diễn ra vào cuối tuần vừa qua tại vùng ngoại ô Paris. Hôm 28/06, RFI Tiếng Việt rất hân hạnh, được trò chuyện với nhà văn, nhà thơ, tiến sĩ Nguyễn Phan Quế Mai, để cùng nhìn lại hành trình sáng tác của chị, khám phá những đề tài mà chị đề cập đến, từ góc nhìn của những người nhỏ bé nhất. Trước tiên, điều gì đã thôi thúc chị bắt đầu viết văn, và tại sao chị lại chọn sáng tác cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng mẹ đẻ? Nguyễn Phan Quế Mai :Tôi viết hai cuốn tiểu thuyết này trong chương trình thạc sĩ và tiến sĩ của tôi với trường Đại học Lancaster của Anh. Vì là một phần trong nghiên cứu sáng tác, cho nên tôi cũng trực tiếp sáng tác bằng tiếng Anh. Việc này cũng khá khó khăn tại vì tôi sinh ra tại Ninh Bình, nhưng lớn lên ở Bạc Liêu, đồng bằng sông Cửu Long. Trường của tôi ngày xưa không có giáo viên dạy tiếng Anh, nên chỉ vào lớp 8 tôi mới bắt đầu học tiếng Anh. Tôi cũng đã viết tám quyển sách bằng tiếng Việt. Trước đây, tôi cũng đã dịch rất nhiều bài thơ từ tiếng Việt sang tiếng Anh của các nhà thơ khác nhau như Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Quang Quý, Hữu Thỉnh,... Tôi đã từng tìm kiếm một tiểu thuyết để dịch cho đến một ngày tôi nghĩ tại sao ...
    Show more Show less
    10 mins
  • Mỹ nặng tay với sinh viên quốc tế: Đại học Anh tăng sức hấp dẫn?
    Jun 25 2025
    Sau căng thẳng với đại học Harvard, chính quyền của tổng thống Donald Trump dọa sẽ thu hồi thị thực du học của hàng vạn sinh viên Trung Quốc. Chỉ trong mấy tháng đầu của nhiệm kỳ Trump 2, con số sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ tìm cách chuyển hướng du học dự định tại Mỹ sang các nước nói tiếng Anh khác tăng lên. Anh Quốc luôn là điểm đến được sinh viên châu Á ưa chuộng, vậy tình hình mới này có giúp các đại học Anh đón sinh viên không muốn hoặc không thể vào Mỹ du học ? Thông tín viên Nguyễn Giang từ Luân Đôn giải thích : "Đầu tiên chúng ta phải nói rõ là xu thế quan tâm tìm chỗ du học ở Mỹ có giảm đi trong năm qua và có tác động của cái gọi là yếu tố “Trump” (Trump factor). Ví dụ trong 12 tháng qua thì có 19,4 triệu lượt tìm kiếm trên kênh du học quốc tế (Studyportals) chú tâm tới các bằng cử nhân và thạc sĩ ở Mỹ, và có 1,7 triệu lượt tìm kiếm vào các đại học ở Anh. Năm trước (2023-2024) thì con số ở Mỹ có cao hơn khá nhiều : 23,8 triệu lượt, so với Anh là 2,01 triệu (nguồn từ trang PoliticHomes ở Anh), tức là sự chú ý với các khóa học ở Mỹ giảm đi 5,5 triệu lượt, một con số cao. Các báo Anh những ngày qua cho hay Anh, sau đó tới Úc và Canada, là các nước đầu bảng để du học sinh Trung Quốc và Ấn Độ hướng tới, khi mà chính sách visa và có thể nói là thái độ căng thẳng của chính quyền Trump vẫn không thuyên giảm với sinh viên quốc tế". RFI tiếng Việt : Nói riêng về sinh viên Trung Quốc, qua quan sát, anh thấy có gì khác về môi trường cho họ tại Anh so với Mỹ và các nước khác ? Thông tín viên Nguyễn Giang : Thứ nhất là về con số, trừ những năm phong tỏa vì Covid, người ta ước tính hàng năm có trên 1 triệu sinh viên Trung Quốc xuất ngoại để du học. Với con số lớn thế này thì những nước có nhiều trường đại học mới đón đủ. Đài Loan thì có vấn đề chính trị ngoại giao với Trung Quốc nên gần đây hạn chế nhận, Singapore thì nhỏ, ít trường và sinh hoạt đắt đỏ, tuy sinh viên Trung Quốc có tăng trong làn sóng sang các nước láng giềng, nhưng không thể nào bằng thị trường du học đại học hoặc trên đại học ở Mỹ và Anh. Thứ nhì là về các ưu thế truyền thống: Anh thì có rất nhiều điểm vượt trội so với cả Úc, Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, về số trường đại học đẳng cấp quốc tế, và cả khối trường tư, dự bị đại học (A-level, Sixth Form Colleges), thậm chí trường nội trú từ cấp 2 cho học sinh nước ngoài, nên Anh có thể “bao trọn gói” việc giáo dục từ nhỏ tới trưởng thành và lên cả cấp trên đại học cho bất cứ người nước ngoài nào tới. Và học sinh, sinh viên Trung Quốc rất thích điều này, chỉ có mỗi nhược điểm là học phí ở Anh cao. Ví dụ một trường tư cho nữ sinh dự bị đại học ở Cardiff có giá là 68 nghìn bảng/năm (trên 90 nghìn USD). Học cấp Sixth Form là 2 năm tức là phải chi tới 180 nghìn USD cho một em. Đây là con số rất cao. Còn thì Anh có ngôn ngữ tiếng Anh tiêu chuẩn, được người Trung Quốc sính hơn là giọng Mỹ, Úc, các đại học có nhiều bộ môn phong phú, từ nhạc cổ điển tới nghệ thuật, kiến trúc, các ngành STEM, kinh tế, xã hội, media ... và đều ở trình độ hàng đầu thế giới. Trong 50 trường hàng đầu thế giới được du học sinh Trung Quốc chọn có nhiều trường của Anh như Nottingham, Manchester, University College London (UCL), Edinburgh, Bristol, và King's College London. RFI : Chính quyền Trump cho rằng du học là ngành phải “phục vụ nước Mỹ trước hết, chứ không phải Trung Quốc” và Mỹ cũng có nhiều lo ngại về “gián điệp Trung Quốc, và sự đánh cắp công nghệ quan trọng từ các viện nghiên cứu của Hoa Kỳ ». Còn tại Anh, có mối lo ngại như vậy đối với sinh viên, nghiên cứu sinh Trung Quốc hay không? Thông tín viên Nguyễn Giang : Chính giới Anh vẫn luôn đánh giá rủi ro “bị xâm nhập” và mất cắp thông tin có giá trị cao về công nghệ trong các ngành trọng yếu, không nhất thiết là đối với những người từ Trung Quốc, mà đối với tất cả sinh viên, nghiên cứu sinh nước ngoài. Từ những năm trước (cụ ...
    Show more Show less
    12 mins
  • Chính sách di trú ưu tiên « nguồn nhân lực có giá trị cao » của Anh quốc
    Jun 18 2025
    Như nhiều nước Tây Âu khác, vì dân số lão hóa nhanh, Anh quốc cần có nguồn nhân công nhập cư để duy trì tăng trưởng kinh tế, đồng thời lại muốn hạn chế người có tay nghề thấp vào làm việc. Con số mới công bố hôm 22/05/2025 cho thấy dòng di cư ròng vào Vương quốc Anh chỉ còn 431.000 người trong năm 2024, giảm gần 50% so với tổng số trong năm 2023, khi con số nhập cư ròng lên tới 860 nghìn người. Thế nhưng, Cục Thống kê Quốc gia Anh cho biết sự sụt giảm nhanh này, chủ yếu vì số người đến lao động hợp pháp và du học cùng thân nhân của họ giảm nhanh chóng.Vậy chính sách thu hút nhân tài, người có kỹ năng, trình độ cao có bị ảnh hưởng bởi các quy định ngày càng siết chặt dòng người tới Anh ? Quan trọng hơn, cách thu hút nhân tài và nhóm “có tiềm năng tri thức cao” của Anh có gì mới mẻ, đặc biệt ? Thông tín viên Nguyễn Giang từ Luân Đôn : Điều đáng nói đầu tiên là số di cư ròng, tức là sự khác biệt giữa số người đến và rời khỏi Anh : cụ thể là trong năm 2024, có 948.000 người đến Vương quốc Anh và có 517.000 người rời đi, tạo ra con số chừng 430.000, thấp nhất từ 3 năm, cho thấy các chính sách di trú khắt khe hơn từ được đưa ra thời chính phủ tiền nhiệm của Đảng Bảo thủ đã phát huy tác dụng.Thế nhưng, Đảng Lao động cầm quyền vẫn muốn cắt giảm tiếp số người tới Anh, đồng thời khuyến khích người có “tiềm năng lớn về tri thức” và các “nhân tài toàn cầu” (global talent) tới Anh. Tức là Anh muốn nhận người tài giỏi, có bằng cấp, tay nghề cao, và giảm người tay nghề thấp. Còn người xin tỵ nạn thì sẽ bị thanh lọc mạnh tay, ngăn không cho họ định cư ở lại.RFI : Anh có thể giải thích thêm là chính sách ưu tiên nhập cư cho “các cá nhân có tiềm năng lớn” (HPI-High Potential Individuals) và ‘thị thực tài năng toàn cầu’ (Global Talent Visa) mà Anh đưa ra nghĩa là gì ?TTV Nguyễn Giang : Đầu tiên là Global Talent Visa, tạm dịch là visa tài năng toàn cầu, còn trong hồ sơ bộ Nội Vụ có ký hiệu Tier 1 visa cho “exceptional talent’ (tài năng vượt trội), dành cho bất cứ ai trên 18 tuổi, được công nhận thành danh trong các ngành khoa học, nghiên cứu, nghệ thuật, văn hóa và công nghệ kỹ thuật số (digital technology). Tiêu chuẩn là ai từng đoạt một giải thưởng có uy tín trong lĩnh vực tài năng của mình đều được xin visa này. Nếu không, họ phải có thư giới thiệu của nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực đó. Họ có quyền khi sang Anh mới tìm việc và có thể xin được visa 5 năm. Tất nhiên là người vào Anh theo diện này không được nhận trợ cấp xã hội. Thực tế thì loại visa này đã có từ năm 2020 và từ đó đến này mới cấp cho khoảng 4000 trường hợp, đa số là công dân Mỹ và Canada. Nay chính phủ quảng bá mạnh hơn cho loại visa tài năng này để giúp kinh tế, khoa học, văn hóa Anh phát triển thêm.Loại thứ nhì là visa cho các cá nhân có tiềm năng cao. Visa này nhắm tới những ai, trong vòng 5 năm trở lại đây, đã tốt nghiệp một đại học nằm trong danh sách các trường top 50 thế giới mà Anh coi trọng nhất, ở Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc và Úc. Tên các trường này được đăng và cập nhật hàng năm theo danh sách chính phủ Anh công bố. Trong giai đoạn 2024-10/2025 thì có 45 trường như vậy, gồm cả các đại học nổi tiếng ở Trung Quốc như Thanh Hoa, Bắc Kinh (Bắc Đại), Giao Thông (Thượng Hải)...Người có bằng đại học được 2 năm, có học vị tiến sĩ ở các trường trong top 50 này thì được luôn 3 năm thị thực làm việc ở Anh. Đặc biệt, visa này cho phép đem theo thân nhân, thời gian xử lý chỉ mất khoảng 3 tuần, nếu xin từ bên ngoài Anh. Ngoài ra, cần chứng chỉ tiếng Anh phù hợp.RFI : Việc mời gọi nhân tài hay các cá nhân có tiềm năng lớn này khác gì so với các nhóm lao động bình thường như giảng viên đại học, chuyên gia IT, doanh nhân muốn tới Anh làm việc và định cư?TTV Nguyễn Giang : Thực ra,Anh đã có chính sách visa thu hút khối lao động có tay nghề, gọi là “skilled worker visa” (Tier 2). Để nhận ...
    Show more Show less
    13 mins
No reviews yet